Your address will show here 12 34 56 78

Năm 2017 của Apple đã kết thúc với 2 sự kiện đặc biệt. Sự kiện đầu tiên rất đáng buồn: Apple thừa nhận đã cố tình làm chậm các thiết bị iOS bị chai pin để giảm tần suất treo ứng dụng. “Batterygate” nổ ra, các vụ kiện xuất hiện đồng loạt, Apple phải vội vã đưa ra chương trình giảm giá thay pin. Các đối thủ Android, như mọi khi, đã sớm lên tiếng mỉa mai Táo.

Một lần nữa, mọi chuyện lại trở nên khó khăn với Apple.

  

Thuyền trưởng Tim Cook và con thuyền gập ghềnh mang tên Apple 2018 - Ảnh 2.

Nhưng giữa khó khăn ấy, người ta lại phải nhìn đến sự kiện thứ hai để nhận ra Apple đang ở đâu: ngày 28/12, Apple gửi thông báo tới Ủy ban Chứng khoán SEC cho biết: “CEO Tim Cook được yêu cầu sử dụng máy bay riêng cho toàn bộ các chuyến đi vì mục đích công việc và cá nhân”.

Bạn không cần phải là chuyên gia kinh tế mới nhận ra rằng, không có một công ty nào đang ngập chìm trong khó khăn lại bỗng dưng thuê máy bay riêng cho CEO. Và, bạn cũng không cần phải là chuyên gia kinh tế mới có thể hiểu được rằng, khi một công ty tăng gấp rưỡi khoản thưởng cho CEO trong năm vừa qua, công ty đó đang làm ăn rất tốt.

Thuyền trưởng Tim Cook và con thuyền gập ghềnh mang tên Apple 2018 - Ảnh 3.

Cụ thể, trong năm vừa qua, khoản thưởng cho Tim Cook là 12,8 triệu USD. Khoản tiền này tăng hơn 50% so với năm 2016, khi Apple lần đầu tiên chứng kiến doanh số sụt giảm trong suốt 15 năm kể từ khi Steve Jobs vén màn chiếc iPod đầu tiên vào năm 2001.

Ngay cả trong năm “đen tối” 2016, Apple vẫn thu về 215,6 tỷ USD doanh thu, vẫn thu về 45,7 tỷ USD lợi nhuận. Luận điểm rằng “không còn Steve Jobs, Apple sẽ chết” không hề đúng một chút nào ngay cả trong năm đen tối ấy.

  

Thuyền trưởng Tim Cook và con thuyền gập ghềnh mang tên Apple 2018 - Ảnh 4.

Hành trình trở thành người kế nhiệm Steve Jobs của Tim Cook bắt đầu vào năm 1998, chỉ vài tháng trước khi Steve Jobs bắt đầu cuộc hồi sinh vĩ đại dành cho Apple bằng chiếc iMac đầu tiên. Lúc này, với 16 năm kinh nghiệm, trọng trách đầu tiên được giao phó cho Tim Cook là “dọn dẹp” chuỗi cung ứng thê thảm của Apple.

Thuyền trưởng Tim Cook và con thuyền gập ghềnh mang tên Apple 2018 - Ảnh 5.

Không mất nhiều thời gian, ngay trong năm đó vị phó tướng mới mẻ đã tạo được dấu ấn để đời. Trước mùa nghỉ lễ 1998, Cook dùng dùng khoản tiền mặt 100 triệu USD để thuê toàn bộ máy bay vận chuyển trong 3 tháng để dùng cho máy Mac. Compaq, Dell và IBM không kịp trở tay và bỗng dưng thiếu hàng để bán dù đã… sản xuất đủ.

Một ngày khác, vẫn trong năm đầu tiên ở vị trí phó chủ tịch điều hành hoạt động toàn cầu, Cook cùng cấp dưới họp bàn về chuỗi cung ứng của Apple tại Châu Á. “Tệ quá, ai đó cần phải đến Trung Quốc giải quyết vấn đề này”, Cook tặc lưỡi.

Thuyền trưởng Tim Cook và con thuyền gập ghềnh mang tên Apple 2018 - Ảnh 6.

iMac, sản phẩm bắt đầu hành trình hồi sinh của Apple.

30 phút sau, vị CEO tương lai của Apple liếc mắt sang Sabih Khan, một quản lý cao cấp trong mảng cung ứng.

“Sao anh vẫn còn ở đây?”, Tim Cook cất tiếng hỏi.

Khan vội vã đứng dậy, lái ô tô thẳng tới sân bay quốc tế San Francisco và đặt luôn vé bay đến Trung Quốc. Kể từ sau cái lườm của cấp trên, ông vẫn chưa kịp về nhà thay quần áo.

Thuyền trưởng Tim Cook và con thuyền gập ghềnh mang tên Apple 2018 - Ảnh 7.
Thuyền trưởng Tim Cook và con thuyền gập ghềnh mang tên Apple 2018 - Ảnh 8.

Sau đại học, Tim Cook từng có 12 năm làm việc tại IBM.

Phong cách lạnh lùng và quyết đoán của Tim Cook nhanh chóng phản ánh vào chuỗi cung ứng của Apple. Ngay trong năm 1998, Tim Cook gần như xóa bỏ hoàn toàn vai trò “nhà sản xuất” của Apple: các nhà máy của chính Apple đồng loạt bị đóng cửa, số nhà kho giảm từ 19 xuống còn 10. Mô hình cũ bị xóa bỏ hoàn toàn để nhường chỗ cho các mối quan hệ chặt chẽ hơn và có lợi hơn (cho Apple) với một số ít các nhà cung ứng.

Từ tháng 1 đến tháng 9/1998, Cook đã làm được điều không tưởng: giảm hàng tồn kho Apple từ 1 tháng xuống còn 6 ngày. Đến tháng 9/1999, con số này chỉ còn là… 2 ngày. Quá trình sản xuất máy Mac giảm từ 4 tháng xuống còn 2 tháng.

Bỗng dưng, Apple vượt bỏ Dell để trở thành “sách giáo khoa” cho lĩnh vực cung ứng.

Năm 2000, được Steve Jobs giao phó thêm vị trí quản lý mảng hỗ trợ khách hàng và bán hàng, Tim Cook đưa ra một thay đổi bước ngoặt: ngừng đưa nhân viên tiếp thị vào các chuỗi thứ 3 (như Best Buy) và thay vào đó xây dựng nhóm nhân viên chuyên trách vào sản phẩm của Apple, hoạt động trong cửa hàng của Apple. Năm 2004, khi Jobs phát hiện căn bệnh ung thư, Cook lần đầu tiên được giao quyền lãnh đạo toàn bộ công ty trong 2 tháng. Năm đó, Cook cũng chính thức tiếp quản mảng Macintosh. Dưới quyền Cook, Apple thực hiện một cuộc “di cư” tưởng chừng bất khả thi: loại bỏ chip IBM PowerPC để chuyển sang kiến trúc x86 của Intel.

Thuyền trưởng Tim Cook và con thuyền gập ghềnh mang tên Apple 2018 - Ảnh 9.

Năm 2005, Cook lại đưa Apple qua một sự kiện mang tính bước ngoặt: ra mắt iPod Nano. Để có đủ chip nhớ cho chiếc iPod đã xóa bỏ kỷ nguyên HDD và mở ra kỷ nguyên chip nhớ trên di động, Cook dùng 1,25 tỷ USD của Apple để chiếm trọn nguồn cung chip nhớ từ Samsung và Hynix cho cả năm 2005.

6 năm sau, HP khốn đốn không thể sản xuất TouchPad vì cả thị trường nguồn cung chỉ còn “toàn hàng thừa của iPad”. Chuỗi cung ứng đã được Cook dạy cho một bài học quan trọng: tiền bạc có thể trói chặt số phận cả một thị trường cung ứng vào tay một công ty duy nhất.

Thuyền trưởng Tim Cook và con thuyền gập ghềnh mang tên Apple 2018 - Ảnh 10.

   

Thuyền trưởng Tim Cook và con thuyền gập ghềnh mang tên Apple 2018 - Ảnh 11.

Đến tận ngày hôm nay, sự thật khốc liệt đó vẫn không hề thay đổi. Rất nhiều đối thủ của Apple hiện không sống bằng smartphone: LG sống bằng tấm màn, Sony sống bằng cảm biến camera, Samsung sống bằng bán dẫn. Cả 3 đều có khách hàng quan trọng là Apple. Riêng đại kình địch Samsung thu về 150 USD trên mỗi chiếc iPhone X bán ra. Khoản tiền iPhone X mang lại cho Samsung, theo phép tính của Forbes, thậm chí sẽ còn lớn hơn doanh thu từ Galaxy Note8.

Chính vị thế đặc biệt này đã ban cho Apple quyền thao túng đặc biệt lên toàn bộ thế giới công nghệ. Nếu iPhone bán không chạy, nguồn thu lớn nhất của Samsung (bán dẫn) sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.

Thậm chí, có lúc, quyền hành đó còn mang tính sinh sát: khi Apple từ bỏ kế hoạch lắp màn sapphire lên iPhone, GT Advanced phá sản. Khi Apple chuyển sang tự phát triển GPU, cổ phiếu Imagination “bay hơi” 70%.

Thuyền trưởng Tim Cook và con thuyền gập ghềnh mang tên Apple 2018 - Ảnh 12.

Ngoài chuỗi cung ứng, Tim Cook còn có những chiêu trò kinh doanh mà Steve Jobs chắc chắn không bao giờ nghĩ đến. Trong nhiều năm liền, Cook thản nhiên bán iPhone 16GB nhờ nắm rõ tâm lý rằng phần đông người dùng sẽ luôn mua chiếc smartphone giá khởi điểm. Mới đây, Tim Cook còn tung ra 2 chiếc iPhone 8 và 8 Plus ở mức giá “bình thường”, 700 USD. Không hề mới mẻ, chúng có vai trò duy nhất là tôn bật vị thế của chiếc iPhone X giá nghìn đô.

Đó không phải là lần đầu tiên: iPhone 5c, iPad 2, Apple Watch Series 1 đều đã/đang bị dùng theo kiểu  “tốt thí” để tăng sức mua các sản phẩm đắt nhất, lời cao nhất. 

Thuyền trưởng Tim Cook và con thuyền gập ghềnh mang tên Apple 2018 - Ảnh 13.
Thuyền trưởng Tim Cook và con thuyền gập ghềnh mang tên Apple 2018 - Ảnh 14.

Tư duy kinh doanh của Tim Cook còn bao gồm nhiều bước đi mâu thuẫn trực diện với niềm tin của Steve Jobs. Jobs đã từng lớn tiếng phản đối smartphone cỡ lớn và tablet cỡ nhỏ, Tim Cook tung ra cả 2 dòng sản phẩm này. Jobs từng vô cùng tiết kiệm, hiếm khi thâu tóm công ty nào có giá trên 100 triệu USD. Tim Cook thì sẵn lòng bỏ ra tới 3 tỷ USD mua Beats.

Vậy, Jobs nghĩ như thế nào về Cook? Trong bức thư từ nhiệm được gửi đi chỉ không đầy 2 tháng trước khi qua đời, nhà sáng lập của Apple tuyên bố:

Thuyền trưởng Tim Cook và con thuyền gập ghềnh mang tên Apple 2018 - Ảnh 15.

Apple có thực sự tươi sáng? Trong thời đại Tim Cook, Apple là kẻ đầu tiên lần lượt đạp đổ các cột mốc 700 tỷ USD, 800 tỷ USD và 900 tỷ USD trị giá thị trường. Google từng cố bám đuổi, nhưng đến nay rõ ràng là đã hụt hơi. Và Apple đang có giá trị thị trường cao gấp 2 lần Samsung.

Lợi nhuận? Apple chiếm 80% tổng lợi nhuận cả ngành sản xuất smartphone. Trong các đối thủ, chỉ duy nhất Samsung là dám công bố doanh số smartphone cao cấp trong tháng đầu bán hàng. Thế nhưng, con số 5 triệu Galaxy S8 trong 1 tháng của Samsung chưa thể so so với các mốc 10 triệu máy được Apple bán trong… 3 ngày (năm 2014) hoặc 6 triệu chiếc iPhone X chỉ duy nhất trong ngày Black Friday năm nay.

Vậy, sáng tạo thì sao?

Thuyền trưởng Tim Cook và con thuyền gập ghềnh mang tên Apple 2018 - Ảnh 16.
Thuyền trưởng Tim Cook và con thuyền gập ghềnh mang tên Apple 2018 - Ảnh 17.

Ngày 12/9/2014, trên sân khấu Flint Center, Cupertino, Tim Cook lần đầu tiên nhắc lại câu nói để đời “One More Thing” của Steve Jobs để ra mắt một sản phẩm mới: Apple Watch.

Và đó là một thành công về mặt sáng tạo theo triết lý của Steve Jobs. Thay vì cố gắng nhồi nhét tất cả các tính năng phức tạp của smartphone vào đồng hồ, Apple Watch được thiết kế với giao diện “một chạm” đơn giản, lấy Siri làm trọng tâm. Trên hết, Apple Watch còn là sản phẩm đầu tiên biết sử dụng vòng xoay crown theo cách trực quan giống như đồng hồ truyền thống.

Nhờ đó, dù ra mắt rất muộn sau các đối thủ Android Wear và Tizen, chiếc đồng hồ của Apple vẫn làm được điều kỳ diệu: độc chiếm vị trí số 1 trên thị trường smartwatch (trên 63%, theo Strategy Analysis).

Thuyền trưởng Tim Cook và con thuyền gập ghềnh mang tên Apple 2018 - Ảnh 18.

Nhưng ngoài Watch và AirPods (chiếc tai nghe “cách mạng” nhờ tập trung trải nghiệm và trợ lý ảo thay vì chất lượng âm thanh), Apple vẫn chưa có một cuộc cách mạng khuynh đảo nào cả. Cả 2 dòng sản phẩm mới dù có thành công đến mấy, vẫn chưa thể làm khuynh đảo toàn bộ thế giới điện toán theo cùng một cách của Macintosh hay iPod.

Thậm chí, Apple đã chậm chân hoàn toàn trong cuộc chiến loa thông minh. Một danh mục sản phẩm hoàn toàn mới và vô cùng trực quan, đã không ra đời dưới tay Apple.

Không thể sáng tạo, vẫn đang sống bằng iPhone và đang được lãnh đạo bởi một người không-làm-sản phẩm như Tim Cook, Apple có thể đang đi vào thảm cảnh của Apple-John Sculley hay Microsoft-Steve Ballmer ngày trước. Một thảm cảnh từng được chính Steve Jobs gọi tên:

Thuyền trưởng Tim Cook và con thuyền gập ghềnh mang tên Apple 2018 - Ảnh 19.

  

  

Thuyền trưởng Tim Cook và con thuyền gập ghềnh mang tên Apple 2018 - Ảnh 20.
Thuyền trưởng Tim Cook và con thuyền gập ghềnh mang tên Apple 2018 - Ảnh 21.

Sự mâu thuẫn trong quyết định truyền ngôi cho một “gã bán hàng” của Steve Jobs có thể đã bắt đầu từ 2007, khi ông vén màn “iPod. Điện thoại. Máy liên lạc Internet”.

iPhone. iPhone là di sản vĩ đại nhất của Steve Jobs. iPhone mở màn cho một chủng loại thiết bị có thể hội tụ và cân bằng nhất giữa sức mạnh xử lý và tính di động. iPhone vẫn có thể là thiết bị trung tâm để hội tụ tất cả các loại công nghệ mới (Internet of Things, giọng nói, AI) và các nhu cầu cơ bản (liên lạc, giải trí, công việc) bên trong một lớp vỏ nhỏ gọn mà không cần phải hy sinh chất lượng trải nghiệm.

Thuyền trưởng Tim Cook và con thuyền gập ghềnh mang tên Apple 2018 - Ảnh 22.

10 năm iPhone mang đến câu hỏi: những cuộc cách mạng có thể kéo dài liên miên, nhưng liệu smartphone đã phải là hình thái cuối cùng trong cuộc tiến hóa của điện toán, từ mainframe đến minicomputer, đến microcomputer, đến PC, đến laptop và cuối cùng là di động? Bởi, hãy nhìn mà xem, Apple Watch, AirPods và cả những cú sốc đến từ ngoài Apple như Amazon Echo đều không thể thay thế smartphone. Doanh số cả năm của chúng không bằng doanh số một tháng của iPhone.

Muốn phá bỏ vị thế của iPhone/smartphone, phải có một Steve Jobs mới.

  

Thuyền trưởng Tim Cook và con thuyền gập ghềnh mang tên Apple 2018 - Ảnh 23.
Thuyền trưởng Tim Cook và con thuyền gập ghềnh mang tên Apple 2018 - Ảnh 24.

Steve Jobs và Scott Forstall

Ngoài Tim Cook và Jony Ive, Steve Jobs còn có một “truyền nhân” khác: Scott Forstall. Rất thân cận với Jobs, Forstall góp phần quan trọng vào giao diện “giả chất liệu” trên các đời iPhone OS/iOS đầu tiên, cho trình duyệt Safari và cho giao diện Aqua của Mac OS X.

Thế nhưng, Forstall cũng giống Jobs, gay gắt đến cùng cực. Sau 2 sự cố Apple Watch và giao diện đồng hồ iOS (vi phạm thiết kế của Swiss Railways), Forstall thẳng thừng từ chối nhận trách nhiệm. Cuối tháng 10 năm 2012, Tim Cook đuổi cổ Forstall.

Cook có thế chỗ Forstall, biến mình thành Steve Jobs mới?

Không hề. Khi Apple vén màn Watch – dòng sản phẩm mới đầu tiên trong nhiều năm, nhà thiết kế Jony Ive bắt đầu nổi lên trở thành bộ mặt sản phẩm của Apple. Nhiều người gọi Jony Ive là Steve Jobs mới. Còn Cook thì dành những lời có cánh cho Ive, đầu tiên là trong phóng sự “Jony Ive và tương lai của Apple” do The New Yorker thực hiện.

Thuyền trưởng Tim Cook và con thuyền gập ghềnh mang tên Apple 2018 - Ảnh 25.

Trên sân khấu WWDC 2014, Cook gọi chủ tịch phần mềm của Apple, Craig Federighi là “Superman”. Trước thời của Tim Cook, “Superman” duy nhất của Apple là vị CEO của Apple: Steve Jobs.

Hãy để ý và bạn sẽ nhận ra vị CEO mới của Apple gần như không bao giờ tự mình ra mắt các sản phẩm đình đám. Trong các bài phỏng vấn, Tim Cook đều mô tả mình là người hỗ trợ, còn linh hồn của sản phẩm gắn mác Táo là các vị lãnh đạo khác của Apple. Bên cạnh Jony Ive và Craig Federighi, các sự kiện của Apple và sự chú ý của báo giới được chia sẻ cho Phil Schiller (marketing), Eddy Cue (dịch vụ), Angela Ahrendts (bán lẻ), Jeff Williams (COO kế nhiệm Cook), Dan Riccio (kỹ nghệ phần cứng) và Johny Srouji (công nghệ phần cứng).

Nói cách khác, Apple giờ đã có nhiều “tiểu Steve Jobs”. Và khi nói về lý do sa thải “tiểu Steve Jobs” Scott Forstall, Cook khẳng định:

Thuyền trưởng Tim Cook và con thuyền gập ghềnh mang tên Apple 2018 - Ảnh 26.

Một bộ mặt mới cũng được khoác lên Apple. Apple dành nhiều thời gian để nói về môi trường, nói về các hoạt động xã hội. Nếu như Steve Jobs từng thẳng thừng từ chối làm từ thiện thì Tim Cook lại hứa sẽ dùng toàn bộ tài sản để quyên góp và trả tiền học cho cháu mình. Với đối thủ, nếu Steve Jobs từng tuyên bố “Thánh chiến” chống lại Android, Tim Cook thì chưa từng mở miệng bàn luận đến các đối thủ ngay cả khi Samsung gặp sự cố Note7, khi LG chìm vào bootloop.

Thậm chí, Apple còn mời Microsoft đến demo Office trong lễ ra mắt iPad Pro.

 

Thuyền trưởng Tim Cook và con thuyền gập ghềnh mang tên Apple 2018 - Ảnh 27.

Nếu chỉ nhìn duy nhất vào Batterygate, nếu chỉ mông lưng mong đợi một thứ gì đó có thể giết chết iPhone, bạn có lẽ sẽ chỉ nhìn thấy một con thuyền Apple đang dần chìm.

Nhưng nếu nhìn dọc những năm tháng Tim Cook lãnh đạo Apple, bạn sẽ thấy một bộ máy, một nền văn hóa, một chuỗi cung ứng nhuần nhuyễn để Apple liên tục tạo ra chiếc iPhone có thể thay thế iPhone của năm cũ, chứ không phải là tìm ra loại thiết bị có thể thay thế các loại thiết bị khác.

Thuyền trưởng Tim Cook và con thuyền gập ghềnh mang tên Apple 2018 - Ảnh 28.

Trên khía cạnh công nghệ, Apple vẫn liên tục tạo ra được những bước ngoặt mà không phải đối thủ nào muốn bắt kịp cũng đều bắt kịp được: thiết kế chip 64-bit năm 2013 đã khiến cho Qualcomm và toàn bộ các OEM Android phải khốn đốn. Mới đây, hiệu năng của A11 Bionic đè bẹp tất cả các đối thủ Android cả về nhân đơn lẫn đa nhân. Phần cứng Face ID “đi trước Qualcomm 2 năm”, theo đánh giá của giới chuyên môn.

Với phần mềm, Apple tự thiết kế ra ngôn ngữ riêng.

Với AI, Apple trở thành gã lớn đầu tiên công bố một nền tảng AI di động dễ phát triển khi công bố CoreML tại WWDC 2017. Apple đã tiên phong trợ lý ảo và giờ vẫn đang thuộc cùng một top với Google và Amazon. Samsung bị bỏ xa phía sau, còn Microsoft dù bám đuổi nhưng lại không có đất diễn.

Với AR, Apple đã trở thành công ty đầu tiên có thể thực sự phủ sóng thực tại ảo cho người dùng cuối. Chắc chắn, Google không thể phổ cập AR bằng một bản cập nhật “chớp nhoáng” lên hàng chục triệu thiết bị sẵn có trên thị trường như Apple.

Smartphone là nơi Apple tập trung tất cả những đột phá đó, nơi Batterygate hay Bendgate, vụ rò rỉ iCloud… đều sẽ chỉ là những bước sảy chân dễ chìm vào quên lãng.

Thuyền trưởng Tim Cook và con thuyền gập ghềnh mang tên Apple 2018 - Ảnh 29.

Nhìn vào Apple ngày hôm nay, có lẽ chúng ta sẽ phải nghĩ khác đi về Steve Jobs. Liệu nhà sáng lập của Apple đã từng đi đến nhận định rằng: sẽ không thể có một “tiểu Steve Jobs”, không có thứ gì thay thế được chiếc smartphone, nên hãy trao Apple cho một gã bán hàng có thể thuyết phục người dùng iPhone mới thay thế cho iPhone cũ, từ năm này sang năm khác?

Có lẽ là vậy. Bởi trong 3 lần đầu tiên làm vị trí CEO tạm quyền khi Steve Jobs đi chữa bệnh, Cook đều đã làm được một điều không tưởng:

“Mỗi lần, những kẻ lắm mồm lại nói này nói nọ về cái chết của Apple, và mỗi lần Apple lại trở nên hùng mạnh hơn so với thời điểm Jobs vừa nhường ghế cho Cook.”, MG Siegler, cây viết của TechCrunch.

Thuyền trưởng Tim Cook và con thuyền gập ghềnh mang tên Apple 2018 - Ảnh 30.
0

Công nghệ

Không phủ nhận việc các vận động viên thể thao đang có thu nhập rất cao. Theo Forbes, trong 2016, vận động viên bóng rổ LeBron James có thu nhập lên tới 77 triệu USD, hay cầu thủ bóng đá như Ronaldo cũng nhận được số tiền “ngất ngưởng” với 88 triệu USD…


Làm kỹ sư phần mềm kiếm được nhiều tiền hơn so với vận động viên chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, theo website việc làm Paysa, đó chỉ là “bề nổi của tảng băng chìm”, bởi cần phải xem xét vấn đề kỹ hơn. Bằng các số liệu thu thập được tại Mỹ, trang này chỉ ra rằng, thu nhập của các vận động viên chưa hẳn đã cao hơn kỹ sư phần mềm, trong khi tỷ lệ thành công lại thấp hơn.

Cụ thể, trong NFL (giải đấu về bóng bầu dục), tuổi nghề trung bình là 3,5 năm, tổng thu nhập tiềm năng là 3,01 triệu USD. Trong MLB (giải đấu về bóng chày), tuổi nghề cao hơn với 5,6 năm, thu nhập khoảng 2,91 triệu USD. Còn với NBA (giải đấu về bóng rổ), sự nghiệp vận động viên kéo dài trung bình khoảng 4,8 năm, thu nhập khoảng hơn 12 triệu USD.

Thế nhưng, Paysa chỉ ra rằng, không phải ai cũng có thu nhập cao như trên bởi con đường để trở thành vận động viên chuyên nghiệp rất khó. Ngoài năng khiếu bẩm sinh, mỗi người cần tập luyện nhiều với các chế độ ăn uống, nghỉ ngơi… khiến tỷ lệ người trở thành vận động viên chuyên nghiệp rất thấp.

Nhưng nếu trở thành một kỹ sư phần mềm? Theo Paysa, tỷ lệ chấp nhận sinh viên tại các trường kỹ thuật là 63 trên 100, tỷ lệ sinh viên kỹ thuật tốt nghiệp là 6 trên 10 và sinh viên tốt nghiệp tìm được việc làm là 97 trên 100.

Bên cạnh đó, với tuổi nghề trung bình lên tới 40 năm, mỗi kỹ sư phần mềm có thể thu nhập hơn 5 triệu USD (trung bình 125.418 USD mỗi năm) trong suốt sự nghiệp. Đó là chưa kể nếu được nhận vào các công ty lớn như Facebook và làm việc lâu dài, mức thu nhập lên tới 13.533.236 USD hay tại Google là 10.674.690 USD.

Với các số liệu trên, Paysa cho rằng lựa chọn nghề nghiệp là kỹ sư phần mềm dễ trở thành triệu phú hơn, dù thời gian trở thành triệu phú lâu hơn.

Bảo Lâm (theo Business Insider)

0

Công nghệ, Quản lý nhân sự

QUẢN TRỊ NHÂN SỰ (QTNS) là công tác quản lý con người trong phạm vi nội bộ một tổ chức, là sự đối xử của tổ chức doanh nghiệp với người lao động. QTNS chịu trách nhiệm về việc đưa con người vào doanh nghiệp giúp họ thực hiện công việc, thù lao cho sức lao động của họ và giải quyết các vấn đề phát sinh.

                     

Mục tiêu cơ bản của QTNS trong doanh nghiệp (DN) là thu hút, lôi cuốn những người giỏi về với DN; sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao tính hiệu quả của doanh nghiệp; động viên, thúc đẩy nhân viên, tạo điều kiện cho họ bộc lộ, phát triển và cống hiến tài năng cho DN, giúp họ gắn bó, tận tâm, trung thành với DN.

QTNS giúp cho các DN xuất phát từ vai trò quan trọng của con người. Con người là yếu tố cấu thành nên tổ chức DN, vận hành DN và quyết định sự thành bại của DN. Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực không thể thiếu được của DN nên QTNS là một lĩnh vực quan trọng của quản lý trong mọi tổ chức DN. Mặt khác, quản lý các nguồn lực khác cũng sẽ không có hiệu quả nếu DN không quản lý tốt nguồn nhân lực, vì suy cho cùng mọi hoạt động quản lý đều thực hiện bởi con người. Xét về mặt kinh tế, QTNS giúp cho các DN khai thác các khả năng tiềm tàng, nâng cao năng suất lao động và lợi thế cạnh tranh của DN về nguồn nhân lực. Về mặt xã hội, QTNS thể hiện quan điểm rất nhân bản về quyền lợi của người lao động, đề cao vị thế và giá trị của người lao động, chú trọng giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa tổ chức, DN và người lao động.

Nhận thức được tầm quan trọng của QTNS trong các DN như vậy nên hiện nay các DN đều chú trọng đến vấn đề này. Sự tiến bộ của QTNS được coi là một trong những nguyên nhân quan trọng thúc đẩy các DN hoạt động có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trên thực tế công tác quản lý nguồn nhân lực ở các DN hiện nay vẫn còn gặp rất nhiều thách thức lớn. Khó khăn và thách thức lớn nhất đối với các DN hiện nay không phải là thiếu vốn hay trình độ kỹ thuật mà là làm thế nào để quản trị nguồn nhân lực có hiệu quả.

Hiện nay, các DN Việt Nam trung bình chỉ sử dụng khoảng 40% năng suất của nguồn nhân lực mà họ đang sở hữu và tỷ lệ này còn khó lý giải hơn nữa ở nhóm nhân viên khối văn phòng. Nguyên nhân của vấn đề này cơ bản nằm ở sự yếu kém về công tác quản trị nguồn nhân lực. Những khó khăn và hạn chế chủ yếu mà phần lớn các DN ở Việt Nam hay gặp phải như là:

– Nhận thức chưa đúng của nhiêu cán bộ lãnh đạo, nhân viên về vai trò then chốt của nguồn nhân lực con người và quản trị nguồn nhân lực đối với sự thành công của DN.

– Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động chưa cao, thiếu cán bộ quản lý giỏi và các chuyên gia về quản trị nguồn nhân lực.

– Nhiều DN rơi vào tình trạng thừa biên chế. Cùng lúc các DN phải giải quyết tình trạng thiếu lao động có trình độ lành nghề cao nhưng lại thừa lao động không có trình độ lành nghề hoặc có những kỹ năng được đào tạo không còn phù hợp với những yêu cầu hiện tại, dẫn đến năng suất lao động thấp.

– Nhiều DN hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, thu nhập của người lao động thấp, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống, nhiệt tình và hiệu quả làm việc của người lao động.

– Ý thức tôn trọng pháp luật chưa cao, luật pháp được thực hiện chưa nghiêm minh.

– Chưa có tác phong làm việc công nghiệp.

– Chưa xác lập được quan hệ bình đẳng, hợp tác giữa người lao động và chủ DN.

– Một số quy chế về đánh giá, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, cho nghỉ việc… chậm cải tiến, không còn phù hợp với điều kiện kinh doanh mới của DN

– Nhiều DN chưa chú trọng đầu tư vào nguồn nhân lực để có lợi thế cạnh tranh cao hơn.

Những khó khăn, hạn chế trong quản trị nguồn nhân lực ở Việt Nam đặt ra yêu cầu cần phải thay đổi cơ bản cách thức hoạt động quản trị con người trong DN. Các DN cần có hệ thống QTNS với những chính sách về tuyển dụng, đào tạo, trả lương, khen thưởng, đánh giá mới cho phù hợp với yêu cầu phát triển hiện nay của DN

Về chính sách tuyển dụng: DN cần phải chuẩn bị kỹ, thực hiện tốt quá trình tuyển chọn các ứng cử viên nhằm tìm kiếm, thu hút và lựa chọn những người có đủ các tiêu chuẩn thích hợp cho các vị trí và các chức danh cần người trong DN. DN có thể trực tiếp tuyển dụng các nguồn từ bên ngoài và trong nội bộ DN hoặc có thể áp dụng các giải pháp thay thế tuyển dụng. Các giải pháp thay thế tuyển dụng thường được áp dụng là: Giờ phụ trội, hợp đồng thuê gia công, thuê lao động thời vụ, thuê lao động của DN khác. Mỗi giải pháp tuyển dụng có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Vì vậy, DN cần phải xem xét khi áp dụng các giải pháp này phải phù hợp với điều kiện của DN.

Về đào tạo và phát triển nhân sự: Dựa trên những mục tiêu và để thực hiện các mục tiêu của DN, DN cần phải đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giúp họ hoàn thành tốt nhất công việc được giao và nâng cao trình độ bản thân. Sau khi phân tích và xác định nhu cầu đào taọ công nhân kỹ thuật và phát triển năng lực cho các nhà quản trị DN thì vấn đề tiếp theo là xác định các hình thức đào tạo với các chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo thích hợp. Đây là vấn đề quan trọng, đòi hỏi bộ phận QTNS DN phải hết sức thận trọng vì tất cả các chi phí đào tạo đều tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của DN và phải được hoàn lại. DN có thể áp dụng một trong các hình thức đào tạo với các chương trình và phương pháp đào tạo phổ biến như: đào tạo tại nơi làm việc, đào tạo ngoài nơi làm, tại các trường, các lớp đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề và nâng cao năng lực cho quản trị gia, đào tạo tại các trường đại học.

Về đánh giá năng lực thực hiện công việc và thù lao cho người lao động: Các nhà QTNS phải kiểm tra, giám sát, đánh giá mức độ hoàn thành công việc của người lao động để đưa ra mức thù lao hợp lý theo quy định của Luật Lao động và chính sách tiền lương mà Nhà nước ban hành; tổ chức huấn luyện những người làm công tác đánh giá. Hiệu quả của công tác đánh giá năng lực thực hiện công việc phụ thuộc nhiều vào những người làm công tác đánh giá. Do đó những người này phải được huấn luyện kỹ năng và nghệ thuật đánh giá để đảm bảo hiệu quả của đánh giá…

“Nhân sự là chìa khóa thành công của mọi doanh nghiệp”. Nhưng để quản lý có hiệu quả nguồn nhân lực thật không đơn giản, điều đó đòi hỏi nghệ thuật của người lãnh đạo. Với những giải pháp nêu trên, cùng với khả năng cố gắng, kinh nghiệm và sự học hỏi, không ngừng tiếp cận tri thức mới của các nhà QTNS. Hy vọng rằng công tác QTNS trong các DN ở Việt Nam trong thời gian tới sẽ có những kết quả đáng ghi nhận

0

0866130217